Tìm hiểu về kích thước rèm cầu vồng chuẩn xác nhất 2024

Tìm hiểu về kích thước rèm cầu vồng chuẩn xác nhất

Để có một bộ rèm đẹp phù hợp với khung cửa thì kích thước đóng một vai trò quan trọng. Đến với Tizano tìm hiểu về kích thước rèm cầu vồng chuẩn xác nhất trên khung cửa. Hãy làm theo chúng tôi để có được kích thước chuẩn và chính xác mang lại bộ rèm ưng ý nhất nhé.

Tìm hiểu về kích thước rèm cầu vồng chuẩn xác nhất

1. Kích thước cửa sổ tiêu chuẩn

  • Việc quyết định cửa sổ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh hay 4 cánh sẽ tùy thuộc vào diện tích và kiến trúc chung của cả ngôi nhà. Đơn cử như những căn phòng nhỏ hơn 15m2 sẽ thường là cửa sổ 2 cánh. Nếu rộng hơn thì số lượng cánh cửa cũng sẽ nhiều hơn. 
  • Đặc biệt, trong phong thủy thì số lượng cánh cửa sẽ có ý nghĩa và tên gọi khác nhau:
    • Cửa sổ 1 cánh được gọi là Cửa Sổ Bối Âm: Bởi dáng cửa này thường được sử dụng trong tầng hầm hoặc các khu vực u tối, mở ra hướng Bắc
    • Cửa sổ 2 cánh được gọi là Nghênh Phúc Trường Thọ
    • Cửa sổ 3 cánh được gọi là Tam Dương Khai Thái
    • Cửa sổ 4 cánh được gọi là Tứ Quý
  • Về kích thước cửa sổ, theo phong thủy sẽ được tính dựa trên thước Lỗ Ban, dựa vào chiều rộng để tính được chiều cao cửa sổ tương ứng. Cụ thể như sau:
  • Kích thước cửa sổ phong thủy tiêu chuẩn theo thước lỗ ban
  • Kích thước cửa sổ thông dụng nhất:
    • Chiều rộng cửa sổ (cm): 47 – 61 – 69 – 85 – 89 – 108 – 125 – 126
    • Chiều cao cửa sổ tương ứng (cm): 59 – 62 – 69 – 88 – 89 – 125 – 133 – 144
  • Kích thước cửa sổ phòng ngủ tiêu chuẩn:
    • Chiều rộng cửa sổ (cm): 82 – 104 – 124
    • Chiều cao cửa sổ tương ứng (cm): 190 – 210 – 230
  • Kích thước cửa sổ phòng ngủ cho bé:
    • Chiều rộng cửa sổ (cm): 82 – 106 – 126
    • Chiều cao cửa sổ tương ứng (cm): 190 – 210 – 230
  • Kích thước cửa sổ phòng ngủ cho khách (hoặc cho con đã đi làm):
    • Chiều rộng cửa sổ (cm): 85 – 105 – 120
    • Chiều cao cửa sổ tương ứng (cm): 190 – 210 – 230
  • Kích thước cửa sổ 1 cánh
    • Chiều rộng cửa sổ 1 cánh (mm): 590 – 620 – 690 – 880 – 890 – 1330 – 1440
    • Chiều cao cửa sổ tương ứng (mm): 470 – 610 – 660 – 850 – 890 – 1080 – 1250 – 1260Kích thước cửa sổ 2 cánh
  • Kích thước cửa sổ lùa 2 cánh theo tiêu chuẩn phong thủy:
    • Chiều rộng cửa sổ trượt 2 cánh (m): 0,88 – 0,89 – 1,05 – 1,06 – 1,09
    • Chiều cao cửa sổ tương ứng (m): 1,28 – 1,33 – 1,34 – 1,44 – 1,53.
  • Kích thước cửa sổ 3 cánh
    • Kích thước cửa sổ 3 cánh mở trượt là:
      • Kích thước đo phủ bì khung bao: Chiều cao 1395 mm, chiều rộng 1795 mm. 
      • Kích thước ô chờ đã hoàn thiện trước khi lắp cửa: Chiều cao 1400 mm, chiều rộng 1800 mm.
      • Kích thước lọt lòng đo theo phong thủy: Chiều cao 1257 mm, chiều rộng 504 mm. 
    • Kích thước cửa sổ 3 cánh mở quay là:
      • Kích thước đo phủ bì khung bao: Chiều cao 1395 mm, chiều rộng 1995 mm. 
      • Kích thước ô chờ đã hoàn thiện trước khi lắp cửa: Chiều cao 1400 mm, chiều rộng 2000 mm.
      • Kích thước lọt lòng đo theo phong thủy: Chiều cao 1279 mm, chiều rộng 579 mm. 
  • Kích thước cửa sổ 4 cánh
    • Kích thước cửa sổ 4 cánh mở quay phong thủy theo thước lỗ ban:
Cửa sổ mở quay ra 4 cánhChiều ngang (mm)Chiều cao (mm)
Kích thước cửa21951795
Kích thước tô hoàn thiện22001800
Kích thước lỗ ban lọt lòng4661279
Cung lỗ banLục hợpTác lộc
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
    • Kích thước cửa sổ lùa 4 cánh phong thủy theo thước lỗ ban:
Cửa trượt 4 cánhChiều ngang (mm)Chiều cao (mm)
Kích thước cửa21951795
Kích thước tô hoàn thiện22001800
Kích thước lỗ ban lọt lòng9801275
Cung lỗ banTiến bảoTác lộc

Xem thêm: Top 6 rèm sáo cầu vồng hot nhất 2023

2. Kích thước rèm cầu vồng dành cho cửa sổ phổ biến

  • Với rèm cầu vồng để đo được chính xác kích thước may rèm. Đầu tiên cần xác định loại cửa sổ may rèm; vì mỗi loại cửa sổ sẽ có thiết kế rèm phù hợp với phụ kiện nội thất mỗi gia đình. Hiện nay có 2 loại cửa sổ được sử dụng phổ biến gồm:
    • Cửa sổ có bậu cửa sâu, rèm cầu vồng lọt trong lòng cửa
    • Cửa sổ không có bậu cửa, rèm cầu vồng phủ ngoài cửa

2.1.Thiết kế rèm cầu vồng lọt trong lòng cửa

  • Đây là thiết kế là mới và độc đáo nó phù hợp cho những căn nhà hiện đại. Cửa sổ sẽ được đặt sát phía tường bên ngoài để lại khoảng bậu cửa rộng rãi. Giúp căn phòng có cảm giác sâu hơn, rộng hơn và vị trí đó cũng có thể thể hiện nhiều ý tưởng.
  • Đối với thiết kế cửa sổ này thông thường sẽ sử dụng rèm cầu vồng lọt ô cửa; để như vậy sẽ giúp:
    • Cửa sổ trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn
    • Tạo độ thông thoáng, rộng rãi cho chăn phòng
    • Tiết kiệm diện tích vải rèm là tiết kiệm chi phí may rèm.
  • Những cũng có những nhược điểm phải kể đến như:
    • 2 Bên sườn rèm sẽ có khe hở mà không thể kín hoàn toàn. Điều này sẽ làm lọt sáng và gió vào trong phòng
    • Không gian bên trong bậu cửa sẽ không thể tận dụng thực hiện các ý tưởng. Như: trang trí cửa sổ, đặt những chậu tiểu cảnh hay những đồ vật yêu thích.

2.2. Thiết kế rèm cầu vồng phủ ngoài cửa

  • Đây là loại cửa có thiết kế bậu cửa nông dưới 10 cm hoặc là không có bậu cửa. Thường sẽ làm kích thước rèm cầu vồng tràn ra khỏi mặt tường mà không lọt bên trong. Rèm sẽ giúp che hết phần đố của cửa nhôm, gỗ, nhựa… Tạo tính thẩm mỹ cho không gian và khung cửa sổ. 
  • Các thiết kế này mang lại những ưu điểm sau:
    • Rèm không tạo ra khe hở giúp ánh sáng không thể lọt vào phòng
    • Tre đi khung cửa nằm trên bậu tường gây mất thẩm mỹ
  • Tuy nhiên thì nó cũng làm cho không gian không được gọn gàng, cảm giác rườm rà hơn. Diện tích rèm cần may phải rộng hơn sẽ tốn chi phí hơn.

Xem thêm: Top 10 rèm cầu vồng Hàn Quốc bán chạy nhất 2023

3. Cách tính kích thước rèm cầu vồng chuẩn xác

3.1. Đo rèm cầu vồng 

  • Để có cách đo rèm cầu vồng đầu tiên chúng ta phải chuẩn bị một cái thước mét. Chúng ta sử dụng loại thước chia độ chính xác đến từng mm.
  • Sau đó ta tiến hành đo cửa. Đầu tiên ta đo chiều rộng cửa cửa. ta tiến hành đo chính xác 3 điểm trên, giữa ,dưới và ghi lại chiều rộng nhỏ nhất
    • Sau đó ta tiến hành đo chiều cao cửa. Cũng tương tự bạn đo 3 vị trí bên phải, chính giữ, bên trái của cửa rồi lấy kích thước nhỏ nhất.
    • Sau khi đã lấy được kích thước chiều rộng cửa và chiều cao cửa thì bạn phải xác định được chiều sâu từ má ngoài cửa đến phần cánh cửa để biết được rèm của bạn lắp lọt trong hay lắp phủ ngoài để tiến hành đặt kích thước sản xuất rèm cửa.

3.2.Đặt kích thước rèm cầu vồng lọt trong lòng cửa.

  • Khi bạn đo được chiều sâu từ má ngoài của cửa đến cánh cửa được kích thước >= 8 cm thì bạn có thể chọn phương án lắp rèm cầu vồng lọt trong lòng cửa để tiết kiệm tối đa diện tích cho căn phòng của bạn. 
  • Khi đó kích thước rèm sẽ được đặt như sau
    • Chiều rộng rèm đặt sẽ bằng chiều rộng cửa trừ đi 0.5 cm (R rèm = R cửa – 0.5 cm)
    • Chiều cao rèm đặt sẽ bằng chiều cao cửa trừ đi 0.5 cm (H rèm = H cửa – 0.5 cm)

3.3. Đặt kích thước rèm cầu vồng phủ ngoài cửa.

  • Khi bạn đo được chiều sâu từ má ngoài của cửa đến cánh cửa được kích thước <= 8 cm thì bạn chọn phương án với kích thước hộp rèm cầu vồng phủ ngoài khung cửa. Để vừa tiết kiệm diện tích vừa cản sáng tối đa và quan trọng là thẩm mỹ nhất Rèm cửa Hàn Quốc đưa ra kích thước rèm cầu vồng
  • Khi đó kích thước rèm sẽ được đặt như sau
    • Chiều rộng rèm đặt sẽ bằng chiều rộng cửa cộng thêm 10 cm, (mỗi bên phủ ra ngoài 5cm , R rèm = R cửa + 10 cm)
    • Chiều cao rèm đặt sẽ bằng chiều cao cửa cộng thêm 15 cm, (lắp lên trên 10 cm, bên dưới phủ 5cm, H rèm = H cửa + 15 cm)
  • Chú ý:
    • Khi cửa sổ của bạn có chiều rộng lớn hơn 2m bạn lên chia rèm thành 2 rèm độc lập cho dễ sửa dụng. Chúng ta có thể vận hành nhẹ nhàng và linh hoạt từng rèm một. khi chia các bạn chia theo phần khung của cửa sẽ tránh bị nọt khe nắng giữa 2 bộ rèm cửa.
 
Vậy là quý khách đã nắm được kinh nghiệm tìm hiểu về kích thước rèm cầu vồng chuẩn xác nhất rồi. Để được tư vấn thêm vui lòng inbox fanpage Tizano.
Liên hệ